Năm 2023 được Chính phủ thống nhất cao là năm của hành động, quyết định sự thành bại của Đề án 06: “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đi đến các nước trên thế giới, mọi người cũng đều nói về câu chuyện chuyển đổi số. Muốn chuyển đổi số thành công, cùng với nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì người đứng đầu và toàn thể cán bộ công chức các bộ, ban, ngành, địa phương phải thật sự “chuyển đổi” về tư duy. Tư duy đúng thì hành động đúng và chuyển đổi số mới thành công.
content:

10 thủ tục thay Sổ Hộ Khẩu bằng Căn cước công dân.

Năm 2023 là năm dữ liệu, số hóa, kết nối dữ liệu và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các tiện ích, dịch vụ, thủ tục hành chính liên thông, trên môi trường số ở tất cả các cấp độ, lĩnh vực.

Thực hiện Luật cư trú số 68/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội, trong đó có quy định về việc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2023. Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (Nghị định 104/2022/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023.

Đặc biệt, Nghị định 104/2022/NĐ-CP bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi… Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nghị định 104/2022/NĐ-CP cũng bãi bỏ, thay thế một số cụm từ liên quan tới quy định về Sổ hộ khẩu tại các Nghị định liên quan tới một số lĩnh vực cụ thể như: điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; hộ tịch, người có công, bảo trợ xã hội.

Cũng theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:

(1). Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua cổng dịch vụ công quốc gia;

(2). Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNelD;

(3). Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip;

(4). Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu trên, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú phải được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp./.

                                           Tin/bài: Minh Hiền

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 1730
Tổng: 713360