Tuyên truyền công tác truyền thông Chính sách

Tuyên truyền công tác truyền thông chính sách
content:

Câu hỏi 1. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như sau:

  1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
  2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
  3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
  4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
  5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Câu hỏi 2. Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta cấm thực hiện những hành vi nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cấm các hành vi sau đây:

    1. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
    2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
    3. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    1. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

    1. Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  1. Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  2. Bạo lực gia đình;
  3. Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Câu hỏi 3: Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình như sau:

  1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
  2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân

dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.

  1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

Câu hỏi 4. Một số nơi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn trường hợp thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché…để dẫn cưới ). Việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Việc thách cưới trên có vi phạm pháp luật không?

Trả lời:

Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

Theo Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình được quy định như sau: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

Thực tế hiện nay, các phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc như: nam nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời; hoặc sau khi kết hôn, tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa hai gia đình, vợ, chồng có thể cư trú ở nhà vợ hoặc ở nhà chồng (tục đổi sữa mẹ); cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con nên người, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra… vẫn được thực hiện và phù hợp với pháp luật

của nhà nước ta không bị nghiêm cấm mà khuyến khích phát huy, áp dụng.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì việc thách cưới là phong tục, tập quán lạc hậu, trái với quy định của Luật hôn nhân và gia đình, bị nghiêm cấm, theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật hôn nhân nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. Quy định này nhằm vận động, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, làm ảnh hưởng đến hôn nhân gia đình tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc.

Câu hỏi 5. Điều kiện kết hôn là gì? Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định điều kiện kết hôn là:

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
    1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
    2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
    3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
    4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Câu hỏi 6. Quy định về đăng kết hôn như thế nào? Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định đăng ký kết hôn:

  1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

  1. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Câu hỏi 7. Quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

  1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
  2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
    1. Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
    2. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
    3. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
    4. Hội liên hiệp phụ nữ.
  3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 10 yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Câu hỏi 8. Quy định xử lý việc kết hôn trái pháp luật là gì? Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định Xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:

  1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
  2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu

cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

  1. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Câu hỏi 9. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 14, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

  1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.
  2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Câu hỏi 10. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 16, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của

nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

  1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Câu hỏi 11. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp sau đây:

    1. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng trong các trường hợp sau:
  • Trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;
  • Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung;
  • Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng;
    1. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ chồng sau đây:
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Câu hỏi 12. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản nào? Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó có được coi là tài sản chung không? Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Theo Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

  • Bất động sản;
  • Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
  • Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Câu hỏi 13. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
  2. Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 29), quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30); giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng (Điều 31); giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Điều 32) của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  3. Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Câu hỏi 14. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 51, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Câu hỏi 15. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Câu hỏi 16. Gia đình chồng theo đạo Tin lành, sau khi kết hôn, gia đình người chồng ép vợ phải theo đạo Tin lành. Việc làm đó có đúng không và pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta luôn coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Điều đó được thể hiện trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Điều 22 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Như vậy, theo quy định này, vợ có quyền tự do quyết định theo hoặc không theo đạo Tin lành. Việc chồng và gia đình chồng ép phải theo tôn giáo của họ là trái với quy định của pháp luật.

Câu hỏi 17. Người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn, sản xuất kinh doanh không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

Vì vậy, người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn, sản xuất kinh doanh, nếu người chồng đã có văn bản ủy quyền cho người vợ thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung này.

Câu hỏi 18. Trong trường hợp vợ chồng cùng mở công ty kinh doanh. Trong đó, người chồng trực tiếp quản công ty. Vậy người chồng đại diện hợp pháp của hai vợ chồng trong quan hệ kinh doanh đó không? Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người chồng có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó không? Người vợ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch trong quan hệ kinh doanh do người chồng thực hiện hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật hôn nhân và gia đình và các luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên, người chồng là người đại diện hợp pháp của hai vợ chồng trong quan hệ kinh doanh.

Theo Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người chồng có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người vợ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch trong quan hệ kinh doanh do người chồng đại diện thực hiện.

Câu hỏi 19. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 26 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Câu hỏi 20. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp sau đây:

  1. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng trong các trường hợp sau:
  • Trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;
  • Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung;
  • Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng;
  1. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ chồng sau đây:
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Câu hỏi 21. Người chồng tạo ra thu nhập chính trong gia đình, còn người vợ chỉ nhà nội trợ. Vậy, người chồng tự cho mình quyền quyết định đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của gia đình không?

Trả lời:

Theo Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định như sau:

  • Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
  • Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Câu hỏi 22. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

  • Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Câu hỏi 23. Bố mẹ cho riêng chồng ngôi nhà mà hiện nay là nơi ở duy nhất của vợ chồng. Trong trường hợp này, khi người chồng thực hiện các giao dịch liên quan đến ngôi nhà thì có phải thỏa thuận với vợ không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong trường hợp ngôi nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng thuộc tài sản chung của vợ chồng anh thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp nêu trên, nhà thuộc sở hữu riêng của người chồng thì người chồng có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến nhà đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ và các con

của mình.

Câu hỏi 24. Đối với tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán động sản khác theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người vợ, chồng có thể thực hiện giao dịch với người thứ ba không? Giao dịch này được pháp luật công nhận không?

Trả lời:

  • Theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật Dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

  • Theo Điều 8, Điều 16 Nghị định 126/2014/NĐ - CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:

Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu.

Người thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu thì bị coi là không ngay tình trong những trường hợp sau đây:

+ Đã được vợ, chồng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thông tin đó;

+ Vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng.

Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba. Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Câu hỏi 25. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản nào? Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi

bên thì tài sản đó có được coi là tài sản chung không? Những thu nhập nào được coi là thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân? Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được hiểu như thế nào?

Trả lời:

  • Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.

  • Theo Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:

Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

+Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Câu hỏi 26. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa

thuận khác.

Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Câu hỏi 27. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014,

Theo Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

  • Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

+ Bất động sản;

+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

Câu hỏi 28. Việc đưa tài sản chung vào kinh doanh được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Câu hỏi 29. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Câu hỏi 30. Người vợ muốn mở cửa hàng kinh doanh nhưng người chồng không đồng ý. Người vợ đòi chia một phần tài sản chung để có vốn mở cửa hàng. Vậy, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có được chia tài sản chung không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ một số trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu theo quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Câu hỏi 31. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

  • Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

  • Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Câu hỏi 32. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014,

Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:

  • Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

  • Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
  • Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
  • Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Câu hỏi 33. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 41 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

  • Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  • Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Câu hỏi 34. Người chồng làm ăn thua lỗ và mắc nợ, hai vợ chồng lập văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của người chồng. Văn bản thỏa thuận trên có được pháp luật công nhận không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

  • Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, trong trường hợp trên, văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng là vô hiệu và không được pháp luật công nhận.

Câu hỏi 35. Trước khi kết hôn cá nhân tôi có một số tiền. Sau khi kết hôn, tôi muốn giữ số vốn kinh doanh trên là tài sản riêng của mình có được không? Tài sản riêng khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng là những tài sản nào?

Trả lời:

  • Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Căn cứ vào quy định nêu trên, số tiền là tài sản bạn tích lũy được trước khi kết hôn, vì vậy đó là tài sản riêng của bạn.

  • Theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014

của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật :

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Câu hỏi 36. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định như sau:

  • Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
  • Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
  • Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Câu hỏi 37. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng được quy định như thế nào? Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung phải được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 45, Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

  • Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

+ Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

  • Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

+ Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

+ Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Câu hỏi 38. Việc thỏa thuận rõ ràng về chế độ tài sản giữa hai người trước khi kết hôn có được hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, bạn được quyền lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận khi kết hôn. Trong trường hợp này, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản

riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 29), quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30); giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng (Điều 31); giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Điều 32) của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Câu hỏi 39. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Câu hỏi 40. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào? Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được quy định như thế nào?

Trả lời:

* Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

+ Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 29), quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30); giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng (Điều 31); giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Điều 32) của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

+ Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

* Theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC- BTP ngày 6/1/2016 Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình quy định thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

+ Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;

+ Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.

  • Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
  • Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

PHẦN 2: HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Câu hỏi 41. Mua bán người là gì? Trả lời:

Mua bán người được hiểu là việc chuyển giao người từ một người hoặc một nhóm người sang một người hoặc một nhóm người khác để đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất.

Pháp luật quốc tế quy định:

Theo Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc năm 2000: “Mua bán người” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể.

Câu hỏi 42. Kẻ mua bán người là ai? Trả lời:

Kẻ bán và kẻ mua người là những kẻ ham tiền bạc, mất lương tâm, bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội, chúng có thể là:

Người lạ, có thể là người quen, người thân, bạn bè của nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân.

Những người làm thuê, buôn bán ở các tỉnh biên giới.

Những người đã từng bị buôn bán trở về cộng đồng rồi lừa gạt những người khác.

Những người có mối quan hệ móc nối với chủ quán bar, karaoke, chủ chứa, cafe đèn mờ, cắt tóc gội đầu trá hình...

Những người có tiền án, tiền sự về hành vi chứa chấp và môi giới mại dâm.

Câu hỏi 43. Kẻ mua bán người thường sử dụng những thủ đoạn nào để thực hiện hành vi phạm tội?

Trả lời:

Thủ đoạn phạm tội của bọn mua bán người hết sức đa dạng và tinh vi, nhưng phổ biến nhất vẫn là các thủ đoạn sau:

Lợi dụng phụ nữ, trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp bằng việc hứa tìm việc làm thích hợp ở thành phố với mức lương ổn định, sau đó tìm mọi cách đưa qua biên giới để bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước ngoài.

Lợi dụng sự sơ hở trong quy định pháp luật, nhất là trong tư vấn môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, tham quan du lịch, thăm thân, đi hợp tác lao động, xuất nhập cảnh… để lừa gạt đưa phụ nữ ra nước ngoài bán.

Lợi dụng chính sách mở cửa và hội nhập của nước ta để làm quen, tạo mối quan hệ thân thiện với phụ nữ, trẻ em, thậm chí muốn đi tới hôn nhân với người Việt Nam sau một thời gian quan hệ, hứa hẹn, tạo lòng tin, lừa nạn nhân đi du lịch nước ngoài, bán cho bọn buôn người.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin như Internet, điện thoại di động để thiết lập các đường dây đưa phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài để bán; tổ chức các chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia.

Thuê phụ nữ để sinh con, rồi bán cả mẹ lẫn con.

Giúp đỡ gia đình phụ nữ, trẻ em trả các khoản nợ, cho vay tiền, tài sản hoặc đẩy nạn nhân vào cảnh nợ nần, túng quẫn rồi đe dọa ép buộc nạn nhân phải theo chúng.

Câu hỏi 44. Kẻ mua bán người thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích của tội phạm mua bán người:

Để thu lợi (tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác) khi chuyển giao nạn nhân cho người mua.

Để cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục

khác, lao động khổ sai hoặc dịch vụ cưỡng bức nô lệ hoặc làm việc như tình trạng nô lệ.

Để lấy đi các bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Để sử dụng nạn nhân vào mục đích phi nhân đạo…

Câu hỏi 45. Các khái niệm “Bóc lột tình dục”, “Nô lệ tình dục ”, “Cưỡng bức lao động ” được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Điều 2 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

  1. Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.
  2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.
  3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Câu hỏi 46. Những đối tượng nào được coi nạn nhân của hoạt động mua bán người?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và Điều 5 Nghị định số 62/2012/NĐ-CP, một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:

  • Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:

+ Ép buộc bán dâm;

+ Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;

+ Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;

+ Làm nô lệ tình dục;

+ Cưỡng bức lao động;

+ Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;

+ Ép buộc đi ăn xin;

+ Ép buộc làm vợ hoặc chồng;

+ Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;

+ Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

+ Vì mục đích vô nhân đạo khác.

  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm trên hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Câu hỏi 47. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người bao gồm bao gồm những nội dung sau:

    1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
    2. Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
    3. Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
    4. Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;

đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;

    1. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;

g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.

Câu hỏi 48. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người được thực hiện bằng hình thức nào?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 7, Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

  1. Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
  2. Cung cấp tài liệu;
  3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
  4. Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;

đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;

  1. Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Câu hỏi 49. Những đối tượng nào cần được chú trọng trong việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục trong công tác phòng, chống mua bán người?

Trả lời:

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người (Khoản 5 điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011).

Câu hỏi 50. Hoạt động tư vấn về phòng ngừa mua bán người bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Điều 8 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 nêu rõ hoạt động tư vấn tư vấn về phòng ngừa mua bán người bao gồm những nội dung sau:

  1. Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người.
  2. Cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người và hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người.
  3. Cung cấp thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân và hướng dẫn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.

Câu hỏi 51. Trong công tác phòng, ngừa mua bán người quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 10 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

Các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 5 Điều 3 của Luật phòng chống mua bán người.

Câu hỏi 52. Việc tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm về mua bán người được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 19 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

  1. nhân nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này (xem câu hỏi số 7) với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
  2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 53. Việc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được thực hiện thông qua hoạt động nào?

Trả lời:

Điều 20, 21 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

  • Phát hiện hành vi vi phạm thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra
  • Phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm

Câu hỏi 54. Một người được xác định là nạn nhân bị mua bán trong trường hợp nào?

Trả lời:

Điều 5 Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2012 quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ nêu rõ:

Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:

    1. Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
    2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
  • Ép buộc bán dâm;
  • Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
  • Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
  • Làm nô lệ tình dục;
  • Cưỡng bức lao động;
  • Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
  • Ép buộc đi ăn xin;
  • Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
  • Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
  • Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Vì mục đích vô nhân đạo khác.
    1. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản này hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Câu hỏi 55. Để xác định nạn nhân của hành vi mua bán người cần dựa vào nguồn tài liệu, chứng cứ như thế nào ?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 62/ 2012/ NĐ-CP ngày 13/8/ 2012 quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ nêu rõ:

Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:

  1. Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
  2. Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
  3. Thông tin, tài liệu do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
  4. Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;

đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;

  1. Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;
  1. Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
  2. Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.

Câu hỏi 56. Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không thì phải áp dụng biện pháp nào?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 5, Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ nêu rõ:

Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không sau khi xác minh lý lịch, thời gian vắng mặt khỏi địa phương nơi họ cư trú, lý do vắng mặt phù hợp với lời khai của họ về việc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này thì xem xét các căn cứ sau để xác nhận họ là nạn nhân:

  1. Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác;
  2. Người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này giam giữ, quản lý và bị đối xử như những nạn nhân này;
  3. Biểu hiện về thể chất và tinh thần: Có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu;
  4. Thời gian người đó rời khỏi địa phương nơi cư trú thì thân nhân của họ trình báo cơ quan chức năng về việc họ bị mất tích

hoặc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

đ) Những thông tin hợp pháp khác giúp có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân.

Câu hỏi 57. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán, người thân thích của họ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 3, Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2012 quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ nêu rõ:

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người thân thích của họ như sau:

  1. Nạn nhân, người thân thích của họ có quyền:
    1. Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;
    2. Từ chối biện pháp bảo vệ cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này áp dụng.
  2. Nạn nhân, người thân thích của họ có nghĩa vụ:
    1. Chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ khi được bảo vệ;
    2. Tự chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân khi từ chối biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

Câu hỏi 58. Người thân thích của nạn nhân bị mua bán được xác định là gồm những đối tượng nào?

Trả lời:

Điều 6, Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2012 quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ nêu rõ:

Người thân thích của nạn nhân, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha kế, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại của nạn nhân.

Câu hỏi 59. Trường hợp bị mua bán trong nước, thì nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân khai báo về việc bị mua bán với cơ quan nào?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 24 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về việc bị mua bán. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân trong trường hợp họ chưa có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này.

Câu hỏi 60. Sau khi tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trong nước, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 24 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

Sau khi tiếp nhận, căn cứ vào giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc kết quả xác định thông tin ban đầu về nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét để thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại trong trường hợp nạn nhân tự trở về nơi cư trú; đối với nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; trường hợp nạn nhân cần được chăm sóc về sức khỏe, tâm lý

có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Câu hỏi 61. Đối với người chưa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận là nạn nhân bị mua bán trong nước thì cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Khoản 4, Điều 24 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

Đối với người chưa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận là nạn nhân thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp tiến hành việc xác minh.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan đã tiến hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ.

Câu hỏi 62. Đối với nạn nhân bị mua bán trong nước là trẻ em có gia đình, có người thân thích thì việc nhận, đưa nạn nhân trở về nơi cư trú được thực hiện theo quy định nào?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 24 Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

Đối với nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích của trẻ em đến nhận, đưa trẻ em về nơi cư trú.

Trường hợp gia đình, người thân của trẻ em không đến nhận, đưa về nơi cư trú thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, bố trí người đưa trẻ em về nơi người thân thích cư trú.

Câu hỏi 63. Đối với nạn nhân bị mua bán trong nước là trẻ em

không nơi nương tựa thì sau khi tiếp nhận trẻ em, quan thẩm quyền thực hiện biện pháp để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 24 (khoản 3) Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, đối với trường hợp nạn nhân mua bán người là trẻ em mà không có nơi nương tựa (có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi, lang thang, cơ nhỡ không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng), để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em, bảo đảm cho trẻ được sống trong môi trường được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thì cơ quan tiếp nhận (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) có trách nhiệm làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Câu hỏi 64. Sau khi giải cứu nạn nhân bị mua bán, cơ quan giải cứu có trách nhiệm gì để nạn nhân được chuyển đến nơi tiếp nhận

theo quy định?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 25 Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 thì cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gần nơi nạn nhân được giải cứu.

Cơ quan giải cứu có trách nhiệm cấp giấy xác nhận nạn nhân cho người được giải cứu trước khi chuyển giao.

Câu hỏi 65. Trường hợp người được giải cứu chưa được xác định là nạn nhân thì cơ quan giải cứu có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 25 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

Trường hợp người được giải cứu chưa được xác nhận là nạn nhân do chưa có đủ cơ sở thì sau khi tiếp nhận Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh nạn nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.

Câu hỏi 66. Trường hợp người được giải cứu chưa được xác định là nạn nhân thì có được hỗ trợ chi phí đi lại và các chi phí khác hay không?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 25 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định:

Sau khi tiếp nhận nạn nhân, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Trường hợp nạn nhân chưa được cơ quan giải cứu xác nhận là nạn nhân, thì trước khi thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại hoặc chuyển giao nạn nhân cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.

Câu hỏi 67. Những đối tượng nào thì được nhận chế độ hỗ trợ? Trả lời:

Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định các đối tượng sau được nhận chế độ hỗ trợ:

  • Nạn nhân công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam,
  • Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam,
  • Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân,

Các đối tượng này tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36, 37, 38 của Luật này mà được hưởng các chế độ theo quy định Câu hỏi 68. Hỗ trợ dành cho nạn nhân mua bán người bao gồm

những chế độ gì?

Trả lời:

Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân của mua bán người gồm:

+ Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại

+ Hỗ trợ y tế;

+ Hỗ trợ tâm lý;

+ Trợ giúp pháp lý;

+ Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;

+ Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

Câu hỏi 69. Những đối tượng nào được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 19 Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người quy định:

Đối tượng hỗ trợ gồm những trường hợp sau đây:

  1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam;
  2. Người trong thời gian chờ xác minh là nạn nhân theo quy định tại Điều 24, Điều 25 của Luật phòng, chống mua bán người;
  3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân.

Câu hỏi 70. Nạn nhân mua bán người muốn trở về nơi cư trú thì được hỗ trợ chi phí đi lại như thế nào?

Trả lời:

Điểm c, Khoản 2, Điều 19 Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người quy định:

Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú nhưng không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày đi trên đường; hỗ trợ tiền tàu xe theo giá phương tiện công cộng phổ thông.

Nạn nhân là người chưa thành niên thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tự mình hoặc phối hợp với cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội đưa nạn nhân về nơi người thân thích cư trú.

Câu hỏi 71. Trong trong thời gian chờ trở về nơi cư trú nạn nhân được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu như thế nào?

Trả lời:

Điểm a, b Khoản 2, Điều 19 Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người quy định:

  • Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ,

sở hỗ trợ nạn nhân. Thời gian hỗ trợ tối đa từ nguồn ngân sách nhà nước không quá 60 (sáu mươi) ngày;

  • Hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết. Nạn nhân trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân được cấp 02 (hai) bộ quần áo dài, 02 (hai) bộ quần áo lót, khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng, băng vệ sinh (đối với nạn nhân là nữ);

Câu hỏi 72. Cơ quan nào có thẩm quyền chi trả các khoản hỗ trợ cho nạn nhân mua bán người nêu trên?

Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 09/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại như sau:

  • Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu như tiền ăn, hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân gồm:

Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển (đơn vị tiếp nhận, giải cứu nạn nhân); cơ sở hỗ trợ nạn nhân; cơ sở bảo trợ xã hội.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển (đơn vị tiếp nhận, giải cứu nạn nhân) không có điều kiện bố trí ăn, ở cho nạn nhân, sau khi tiếp nhận, giải cứu và làm các thủ tục xác định nạn nhân, cơ quan tiếp nhận, giải cứu chuyển nạn nhân đến cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định.

  • Cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường gồm:

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên thì cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân chịu trách nhiệm cử người giám hộ trong suốt quá trình; nạn nhân ở cơ sở, khi làm các thủ tục pháp lý để trở về nơi cư trú.

Câu hỏi 73. Mức chi hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điểm c, Khoản 1, Điều 4 Thông tư 84/2019/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2019 quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người quy định:

Chi tiền tàu xe và tiền ăn cho nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú nhưng không có khả năng chi trả như sau

  • Tiền tàu xe: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông. Trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên, cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân bố trí cán bộ đưa nạn nhân về nơi cư trú bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận và phù hợp với giá cả trên địa bàn cùng thời điểm;
  • Tiền ăn trong những ngày đi đường: tối thiểu 70.000 đồng/ người/ngày.

Câu hỏi 74. Mức chi hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong thời gian nạn nhân tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điểm a, b, Khoản 1, Điều 4 Thông tư 84/2019/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2019 quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người quy định mức chi như sau:

  • Tiền ăn: Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nạn nhân tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mức hỗ trợ đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Thời gian hỗ trợ không quá 03 tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;

  • Hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết: Nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở được cấp vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác theo khoản 4 Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;

Câu hỏi 75. Trường hợp nạn nhân bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị, thì nạn nhân có được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh hay không?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 20 Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người quy định:

Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe. Trường hợp nạn nhân bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế do nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân tự thanh toán.

Đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên được cơ sở hỗ trợ nạn nhân hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng tương ứng.

Đối với nạn nhân không còn thân nhân được cơ sở hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng thuộc hộ nghèo.

Trường hợp đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

PHẦN 3: HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN TRẺ EM

Câu hỏi 76 : Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? Bảo vệ trẻ em là gì?

Trả lời:

  • Điều 1, Luật Trẻ em năm 2016 quy định:

Trẻ em là những người dưới 16 tuổi

  • Khoản 1, Điều 4, Luật trẻ em năm 2016 quy định:

Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Câu hỏi 77: Trẻ em có những quyền nào? Trả lời:

Mục 1, Chương II, Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em có 25 quyền sau:

  • Quyền sống:
  • Quyền khai sinh và có quốc tịch:
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe:
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
  • Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
  • Quyền vui chơi, giải trí
  • Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
  • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • Quyền về tài sản:
  • Quyền bí mật đời sống riêng tư:
  • Quyền được sống chung với cha, mẹ, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích của trẻ em.
  • Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
  • Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
  • Quyền được chăm sóc thay thế, nhận làm con nuôi.
  • Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.
  • Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.
  • Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
  • Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy.

  • Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính.
  • Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
  • Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
  • Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội.
  • Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.
  • Quyền của trẻ em khuyết tật
  • Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn Câu hỏi 78: Trẻ em có bổn phận như thế nào đối với gia đình? Trả lời:

Điều 37, Luật Trẻ em năm 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình như sau:

  • Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
  • Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Câu hỏi 79: Trẻ em có bổn phận như thế nào đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác?

Trả lời:

Điều 38, Luật Trẻ em năm 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục như sau:

  • Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
  • Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
  • Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
  • Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Câu hỏi 80: Trẻ em có bổn phận như thế nào đối với cộng đồng, xã hội?

Trả lời:

Điều 39, Luật trẻ em năm 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội như sau:

  • Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
  • Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
  • Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 81: Trẻ em có bổn phận như thế nào đối với quê hương đất nước?

Trả lời:

Điều 40 Luật trẻ em năm 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước như sau:

  • Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
  • Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Câu hỏi 82: Trẻ em có bổn phận như thế nào với bản thân? Trả lời:

Điều 41, Luật trẻ em năm 2016 quy định bổn phận của trẻ em với bản thân như sau:

  • Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
  • Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

  • Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
  • Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
  • Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Câu hỏi 83: Các hành vi nào bị nghiêm cấm?

Trả lời:

Điều 6, Luật trẻ em năm 2016 quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
  2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
  5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
  6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
  9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
  10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
  11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật

nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

  1. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
  2. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
  3. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
  4. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Câu hỏi 84: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là những trẻ em nào?

Trả lời:

Khoản 10, Điều 4, Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:

    1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
    2. Trẻ em bị bỏ rơi;
    3. Trẻ em không nơi nương tựa;
    4. Trẻ em khuyết tật;

đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

    1. Trẻ em vi phạm pháp luật;
  1. Trẻ em nghiện ma túy;
  2. Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
  3. Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

  1. Trẻ em bị bóc lột;
  1. Trẻ em bị xâm hại tình dục;
  1. Trẻ em bị mua bán;
  2. Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
  3. Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Câu hỏi 85: Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 33, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định như sau:

Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Câu hỏi 86: Bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng bằng những biện pháp nào?

Trả lời:

Điều 36, Nghị định 56/ 2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng bao gồm:

  1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
  2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi

trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

  1. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Câu hỏi 87: Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng?

Trả lời:

Điều 37 Nghị định 56/ 2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng bao gồm:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em.
  2. Cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Câu hỏi 88: Việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 35 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng như sau:

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường

mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.

  1. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
  2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
  3. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Câu hỏi 89: Cơ quan nào có trách nhiệm truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trả lời:

Điều 34, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định trách nhiệm truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
  1. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng;
  2. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Câu hỏi 90: Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là trách nhiệm của những đơn vị nào?

Trả lời:

Điều 29, Luật An ninh mạng 2018 quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như sau:

  • Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng.
  • Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan.
  • Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng

Câu hỏi 91: Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.

Câu hỏi 92: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet có trách nhiệm như thế nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

Câu hỏi 93: Mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng bao gồm những cơ quan nào?

Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 716/ QĐ-BTTTT ngày 26.5.2021 thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Mạng lưới được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị gồm có đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông (4 đơn vị), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Công ty cổ phần viễn thông FPT, Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC, Công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam, Công ty cổ phần VNG, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, Tổ chức Plan International tại Việt Nam, Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Tổ chức Child Fundtại Việt Nam, Tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững hội nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á Việt Nam.

Mạng lưới là tổ chức phối hợp liên ngành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng góp phần

nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ. Trong đó, Cục An toàn thông tin là cơ quan điều phối của mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP).

Website mạng lưới, ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa chỉ: website: https://vn-cop.vn/.

Câu hỏi 94: Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng cần làm gì khi có thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 35, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định:

Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Câu hỏi 95: Trẻ em từ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời riêng tư của trẻ em?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 36, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định:

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Câu hỏi 96: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân được phép đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em trong trường hợp nào?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 36, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

Câu hỏi 97: Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông có trách nhiệm như thế nào trong việc truyền thông bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 34, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định trách nhiệm truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.

Câu hỏi 98: Trẻ em có bổn phận gì để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 34, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định như sau:

Trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.

Câu hỏi 99: Những nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho trẻ em là gì?

Trả lời:

Theo Điều 4, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho trẻ em bao gồm:

  1. Thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em;
  2. Tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;
  3. Phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em;
  4. Hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng an toàn cho trẻ em;

đ) Giáo dục giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng;

  1. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 100: Thời lượng phát sóng tin tức về trẻ em đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì thời lượng, tần suất, thời điểm phát sóng tin tức về trẻ em như sau:

  1. Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 60 giây/lần phát sóng;
  2. Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
  3. Thời điểm phát sóng: Đưa vào các bản tin trong ngày.
  • Lưu ý: đây là quy định đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình

Câu hỏi 101: Thời lượng phát sóng các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 5, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm quy định thời lượng, tần suất, thời điểm phát sóng các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức như sau:

  1. Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 05 phút/lần phát sóng;
  2. Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 02 lần/tháng. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 04 lần/tháng.
  3. Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 06h00 đến 07h30, từ 12h00 đến 13h30 hoặc từ 17h30 đến 19h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
  • Lưu ý: đây là quy định đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình

Câu hỏi 102: Thời lượng phát sóng các các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, kể chuyện, phim hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế và các chương trình tương tự khác dành cho trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì thời lượng, tần suất, thời điểm phát sóng các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, kể chuyện, phim hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế và các chương trình tương tự khác như sau:

  1. Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 10 phút/lần phát sóng;
  1. Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/tuần. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 02 lần/tuần.
  2. Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 18h00 đến 21h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
  • Lưu ý: đây là quy định đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình

Câu hỏi 103: Thời lượng phát sóng các chương trình, đoạn chương trình (clip, trailer) cổ động về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em do các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em thực hiện; các thông điệp tuyên truyền về trẻ em dành cho trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 4, Điều 5, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì thời lượng, tần suất, thời điểm các chương trình, đoạn chương trình (clip, trailer) cổ động về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em do các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em thực hiện; các thông điệp tuyên truyền về trẻ em như sau:

  1. Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 30 giây /lần phát sóng đối với clip, trailer cổ động, các thông điệp tuyên truyền về trẻ em; tối thiểu 05 phút/lần phát sóng đối với các chương trình khác;
  2. Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
  3. Thời điểm phát sóng: Sau các bản tin trong ngày; trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.

  • Lưu ý: đây là quy định đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình

Câu hỏi 104: Tỷ lệ phát sóng chương trình thông tin dành cho trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 5, Điều 5, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm quy định:

Tỷ lệ phát sóng chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phải đạt từ 02% đến 05% tổng thời lượng phát sóng của kênh chương trình trong 01 tuần.

  • Lưu ý: đây là quy định đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình.

Câu hỏi 105: Tỷ lệ nội dung dành cho trẻ em trên báo in (phát hành hàng ngày hoặc cách ngày) được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1, Điều 8, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì tỷ lệ nội dung dành cho trẻ em trên báo in (phát hành hàng ngày hoặc cách ngày) như sau:

  • Hằng tuần đăng tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
  • Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có

chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, thiết lập tối thiểu 01 chuyên mục dành cho trẻ em để thông tin, tuyên truyền về trẻ em, về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.

Câu hỏi 106: Tỷ lệ nội dung dành cho trẻ em trên báo in (không phát hành hàng ngày hoặc cách ngày) được quy định như thế nào?

Trả lời

Khoản 2, Điều 8, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm quy định như sau:

  • Hằng tháng đăng tối thiểu 01% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
  • Trong Tháng hành động vì trẻ em hàng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.

Câu hỏi 107: Tỷ lệ nội dung dành cho trẻ em trên báo điện tử được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 10 Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm quy định như sau:

  • Hằng tuần đăng phát tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.

  • Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, hằng tuần đăng phát tối thiểu 10% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.

Câu hỏi 108: Tỷ lệ nội dung dành cho trẻ em đối với tạp chí chuyên ngành về văn hóa xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 9 Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm quy định như sau: Hằng quý đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục

đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.

Câu hỏi 109: Vị trí đăng trên báo in và báo điện tử thông tin dành cho trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 11, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm quy định như sau:

Nội dung thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em ưu tiên đăng tải ở vị trí phù hợp, dễ nhận biết đối với trẻ em trong việc tiếp cận thông tin.

Câu hỏi 110: Yêu cầu về thông tin ghi trên xuất bản phẩm dành cho trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 12, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm quy định như sau:

Xuất bản phẩm dành cho trẻ em (trừ sách giáo khoa) phải ghi rõ đối tượng phục vụ tại bìa 4 và trang tên sách theo các lứa tuổi sau:

  • Dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Dành cho trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi;
  • Dành cho trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  • Trường hợp xuất bản phẩm dành cho trẻ em có cách phân loại độ tuổi khác với quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì phải ghi rõ độ tuổi cụ thể.

Xuất bản phẩm dành cho trẻ em xuất bản tại Việt Nam bằng tiếng nước ngoài hoặc song ngữ phải ghi tên xuất bản phẩm và các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng Việt.

Câu hỏi 111: Nội dung của xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả trong nước phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Trả lời:

Điều 13, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả trong nước, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật về xuất bản, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Chính xác về lịch sử, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
  2. Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc;
  3. Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cao đẹp, thể chất lành mạnh;
  4. Phù hợp thuần phong, mỹ tục Việt Nam;
  5. Phù hợp với mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

Câu hỏi 112: Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Trả lời:

Theo Điều 14, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm như sau:

Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài khi được dịch và xuất bản tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu và phát hành tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất bản, phải đảm bảo nội dung, hình ảnh phù hợp thuần phong, mỹ tục, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam.

Câu hỏi 113: Những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử là gì?

Trả lời:

Theo Khoản 1, Điều 15 Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử là:

    1. Khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan, phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
    2. Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong các chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.

Câu hỏi 114: Những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em trên xuất bản phẩm là gì?

Trả lời:

Theo Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành

cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì:

Khi sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.

Câu hỏi 115: Việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo in được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 4, Điều 16, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì:

Nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay sát phía trên hoặc sát phía dưới tên tin, bài hoặc ngay tại vị trí đăng tin, bài.

Câu hỏi 116: Việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo điện tử được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 4, Điều 16, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì:

Nội dung cảnh báo phải được hiện lên ngay sau khi độc giả ấn chọn tin, bài và trước khi độc giả đọc được toàn bộ nội dung tin, bài.

Câu hỏi 117: Việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên phát thanh truyền hình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 4, Điều 16, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì:

Nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay trước khi bắt đầu phát sóng chương trình có nội dung cần cảnh báo.

Câu hỏi 118: Nội dung cảnh báo trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 3, Điều 16, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì:

Nội dung cảnh báo trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử phải bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận biết và phải thể hiện được tối thiểu một trong các khuyến cáo sau đây:

  1. Nội dung không phù hợp với trẻ em, đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem.
  2. Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem.
  3. Chương trình, phim có hình ảnh và tình tiết nhạy cảm, khuyến cáo nên có sự hướng dẫn của phụ huynh khi xem.
  4. Nội dung không phù hợp với trẻ em dưới 06 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu hỏi 119: Quy định đối với xuất bản phẩm dành cho trẻ em có nội dung về giáo dục giới tính được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 6, Điều 16, Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 quy định về tỷ lệ nội dung thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói báo hình báo in báo điện tử và xuất bản phẩm thì:

Đối với xuất bản phẩm dành cho trẻ em có nội dung về giáo dục giới tính; chống bạo lực, xâm hại thân thể trẻ em phải ghi

dòng chữ “Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn trẻ em đọc” tại trang tên sách hoặc tại bìa 4.

Câu hỏi 120: Trẻ em có những quyền gì trên không gian mạng?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 29, Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

PHẦN 4: HỎI - ĐÁP

LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Câu 121: Bạo lực gia đình là gì? Thế nào là cấm tiếp xúc và giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi đối với hành vi bạo lực gia đình?

Trả lời:

Ngày 14/11/2022, Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013. Theo Điều 2 Luật này thì:

  • Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
  • Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
  • Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
  • Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.

Câu 122. Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi như

thế nào?

Trả lời:

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 đã tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, thì hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

    1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
    2. Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
    3. Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

    1. Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

    1. Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
  1. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  2. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin thuộc đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  3. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
  1. Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
  2. Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
  3. Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
  4. Chiếm đoạt, hủy hoạitài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
  5. Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
  6. Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
  7. Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Câu 123. 04 loại hành vi về bạo lực gia đình gồm bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất và bạo lực kinh tế? cách hiểu cụ thể về mỗi loại hành vi bạo lực này được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng khác nhau. Bạo lực gia đình là một dạng của bạo lực xã hội. Theo Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Như vậy, cách hiểu về bạo lực gia đình gồm 04 dạng nêu trên là hoàn toàn chính xác. Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:

  • Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
  • Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
  • Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).
  • Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Bạo lực gia đình đã được Luật hóa nên có được xem như một tệ nạn trong xã hội. Tuy nhiên những năm qua, bạo lực gia đình có sự phát triển phức tạp trong một xã hội hiện đại tạo nên những vấn đề nhức nhối, đau lòng trong xã hội. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vậy nên mỗi gia đình cần xây dựng và duy trì hạnh phúc để góp phần tạo nên một xã hội phát triển.

Câu 124. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 vềnguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

  • Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
  • Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
  • Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
  • Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
  • Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu 125. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?

Trả lời:

Theo Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì các hành vị bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

  • Hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Luật.
  • Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
  • Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
  • Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
  • Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
  • Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Câu 126. Để phòng, chống bạo lực gia đình, nhà nước có các chính sách như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 6 Luật Phòng, chống gia đình vềchính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

  • Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
  • Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 127. Đề nghị cho biết pháp luật quy định tháng nào là tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình?

Trả lời:

Theo Điều 7 Luật Phòng, chống gia đình năm 2022 thì tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đìnhđược tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 128. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình gồm những nội dung như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 về hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

  • Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
  • Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
  1. Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
  2. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
  3. Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;
  4. Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 129. Người bị bạo lực gia đình có các quyền như thế nào? Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, người bị bạo lực gia đình có các quyền sau:

  1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức

khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

  1. Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
  2. Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  3. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý và dịch vụ trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;

  1. Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
  1. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
  2. Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 130. Pháp luật quy định về trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:

  1. Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
  2. Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
  3. Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;

  1. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

Câu 131. Trách nhiệm của các thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 về trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình gồm:

  • Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
  • Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhvà quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 132. Mỗi cá nhân trong cộng đồng có quyền như thế nào trong phòng, chống bạo lực gia đình?

Trả lời:

Theo Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định về quyền của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

  • Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Câu 133. Mục đích và yêu cầu của việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật thì mục đích của biện pháp thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình là nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xoá bỏ bạo lực gia đình.

Để việc thông tin, truyền thông, giáo dục đạt hiệu quả, Khoản 2 của Điều luật xác định rõ các yêu cầu cần được thông tin, tuyên truyền sau đây:

  1. Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
  2. Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
  3. Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
  4. Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;

đ) Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Câu 134. Pháp luật quy định như thế nào về nội dung và hình thức của thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình?

Trả lời:

Để việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình có trọng tâm,Điều 14 của Luật quy định cụ thể các nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục, gồm:

  • Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới trong gia đình.
  • Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam, gương

người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.

  • Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình.
  • Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.
  • Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Đồng thời, để chuyển tải các nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại Điều 14 nêu trên đến người dân đạt hiệu quả cao nhất, Điều 15 của Luật quy định các hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục như sau:

  • Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp.
  • Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, panô, áp phích, tranh cổ động;
  • Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;
  • Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
  • Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Hình thức khác phù hợp vớiquy định của pháp luật.

Câu 135. Nguyên tắc hoà giải trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.

Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.

Tại Khoản 2 Điều 17 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy

định về nguyên tắc hoà giải trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

  • Chủ động, kịp thời, kiên trì.
  • Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình.
  • Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải.
  • Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Câu 136. Nhà nước có chính sách phát triển các mô hình tư vấn về gia đình hạnh phúc, phòng ngừa lực gia đình. Vậy, nội dung, đối tượng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 16 Luật phòng, chống bạo lực gia đình; cụ thể như sau:

  1. Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung sau đây:
  • Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;
  • Kỹ năng ứng xử trong gia đình; tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
  1. Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây:
  • Người bị bạo lực gia đình;
  • Người có hành vi bạo lực gia đình;
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả

năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

  • Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới
  • Người chuẩn bị kết hôn.

Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

PHẦN 5: HỎI - ĐÁP

BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Câu hỏi 137: Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 33, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định như sau:

Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Câu hỏi 138: Bảo vệ thông tin mật đời sống riêng cho trẻ em trên môi trường mạng bằng những biện pháp nào?

Trả lời:

Điều 36, Nghị định 56/ 2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng bao gồm:

  1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
  2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
  3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông

tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Câu hỏi 139: Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng?

Trả lời

Điều 37 Nghị định 56/ 2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng bao gồm:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em.
  2. Cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Câu hỏi 140: Việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 35 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng như sau:

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.

  1. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
  2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
  3. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Câu hỏi 141: Cơ quan nào có trách nhiệm truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trả lời:

Điều 34, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định trách nhiệm truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
  2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng;
  3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Câu hỏi 142: Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là trách nhiệm của những đơn vị nào?

Trả lời :

Điều 29, Luật An ninh mạng 2018 quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như sau:

  • Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng.
  • Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan.
  • Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng

Câu hỏi 143: Trẻ em có những quyền gì trên không gian mạng? Trả lời:

Khoản 1, Điều 29, Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

Câu hỏi 144: quan, tổ chức, nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.

Câu hỏi 145: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet có trách nhiệm như thế nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?

Trả lời:

Khoản 2, Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 quy định:

Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

Câu hỏi 146: Mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng bao gồm những cơ quan nào?

Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 716/ QĐ-BTTTT ngày 26.5.2021 thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Mạng lưới được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị gồm có đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông (4 đơn vị), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Công ty cổ phần viễn thông FPT, Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC, Công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam, Công ty cổ phần VNG, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, Tổ chức Plan International tại Việt Nam, Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Tổ chức Child Fundtại Việt Nam, Tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững hội nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á Việt Nam .

Mạng lưới là tổ chức phối hợp liên ngành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ

phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ. Trong đó, Cục An toàn thông tin là cơ quan điều phối của mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP).

Website mạng lưới, ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa chỉ: website: https://vn-cop.vn/.

Câu hỏi 147: Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng cần làm gì khi có thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 35, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định:

Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Câu hỏi 148: Trẻ em từ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời riêng tư của trẻ em?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 36, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định:

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Câu hỏi 149: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân được phép đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em trong trường hợp nào?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 36, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

Câu hỏi 150: Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông có trách nhiệm như thế nào trong việc truyền thông bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 34, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều Luật trẻ em quy định trách nhiệm truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan

            https://www.youtube.com/watch?v=EtJxzIlDthQ

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 3542
Tổng: 693799